Nghiên cứu toàn cầu cho thấy học càng nhiều, sống càng thọ, vì sao?
Chiều 5.3, Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", xảy ra tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) và các đơn vị liên quan. Đồng thời, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn Chung, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem; Nguyễn Ngọc Anh, cựu Tổng giám đốc Vicem; Dư Ngọc Long, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Vicem và Hoàng Ngọc Hiếu, cựu Trưởng phòng Thẩm định Vicem, cùng về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự. Trong 4 bị can, Nguyễn Ngọc Anh được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú; 3 bị can còn lại bị bắt tạm giam trong quá trình điều tra.Bộ Công an cho hay, C03 đã tập trung điều tra, xác minh về các sai phạm xảy ra trong quá trình lập hồ sơ, thực hiện dự án tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại Vicem tại lô 10E6, Khu đô thị Cầu Giấy (Hà Nội) của Vicem, trực thuộc Bộ Xây dựng, vốn đầu tư 1.245 tỉ đồng. Quá trình thực hiện dự án có nhiều sai phạm gây thất thoát, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.Theo Bộ Công an, các quyết định và lệnh tố tụng đối với 4 bị can nêu trên đã được tống đạt, thực thi ngay sau khi Viện KSND tối cao phê chuẩn.Hiện C03 đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của các tổ chức và đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.Thay đổi màu tóc, thay đổi cuộc đời, những màu tóc sẽ gây bão tại Việt Nam
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.
Bác sĩ tiết niệu tuyên bố gây sốc: Phái mạnh đã đi tiểu sai cách!
The Guardian ngày 31.1 đưa tin trong một nghiên cứu thu thập dữ liệu tại 16 thành phố lớn trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện 11 thành phố “có xu hướng gia tăng đáng kể số lượng chuột” và đà này dự kiến tiếp tục tăng.Theo đó, trong một thập niên qua, số lượng chuột đã tăng 300% tại thành phố San Francisco (Mỹ), 186% ở Toronto (Canada) và 162% ở New York (Mỹ). Toronto ghi nhận “cơn bão chuột” gia tăng theo đà tăng dân số tại thành phố. “Khi bạn đi bộ trên đường phố Toronto, dưới chân bạn, sâu trong hệ thống nước thải, là một nơi đầy rẫy chuột”, bà Alice Sinia, nhà côn trùng học hàng đầu của Orkin, công ty kiểm soát sâu bệnh lớn nhất tại Canada. Đường dây nóng ở Canada ghi nhận 1.600 cuộc gọi liên quan các vấn đề về chuột hồi năm 2023, so với 940 cuộc vào năm 2019.Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances tập trung vào các thành phố lớn tại Mỹ, Canada, Hà Lan và Nhật Bản. Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ tăng có mối tương quan với số lượng chuột xuất hiện ngày càng nhiều. Chuột là loài động vật có vú không thích thời tiết lạnh, song những nơi nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng để chúng kiếm ăn và sinh sôi.Tại Toronto, thời tiết lạnh xưa nay khiến chuột không có nhiều ở thành phố này, song với tình trạng ấm lên toàn cầu, thành phố xứ lạnh cũng dần xuất hiện loài gặm nhấm. Chuột gây ra thiệt hại hàng tỷ USD, khi chui vào các tòa nhà và phá hoại, cũng như có thể truyền ít nhất 60 loại bệnh cho con người, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các loài khác sống trong thành phố. Các gia đình thường xuyên thấy chuột cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng tinh thần. Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra các hoạt động diệt chuột tiêu tốn khoảng 500 triệu USD mỗi năm trên toàn cầu.
Mạng xã hội đang xôn xao vụ việc một khách hàng ở TP.HCM đặt phòng khách sạn tại Nha Trang từ ngày 1.2 đến 5.2 qua ví điện tử. Tuy nhiên khi đến nơi nhận phòng, người dùng lại được thông báo: "Khách sạn chúng tôi không nhận tiền online, không đặt qua bên thứ ba". Chia sẻ trong hội nhóm hơn 2 triệu thành viên, người này cho biết nhân viên khách sạn xác nhận từ tết đến nay đã có vài gia đình đến và gặp tình huống tương tự. Cơ sở lưu trú nói không nhận được tiền và thông tin đặt phòng của khách do đó không thể giao phòng.Vị khách cho biết đã liên hệ với số điện thoại trong phần thông tin đặt phòng nhưng không được. Tổng đài chăm sóc khách hàng của ví điện tử nói "sẽ liên lạc các bộ phận liên quan để xử lý và giúp hủy đặt phòng". Tuy nhiên, người dùng sẽ mất phí ngày đầu tiên.Một ngày sau khi chưa được giải quyết thỏa đáng, người dùng quay lại khách sạn, quay video xác minh cùng nhân viên khách sạn. Đại diện đơn vị lưu trú xác nhận đúng địa chỉ, thông tin như trên nền tảng nhưng họ không nhận đặt phòng qua ví điện tử. "Ngoài nguy cơ mất tiền, mình đã mất thời gian và có trải nghiệm xấu với đơn hàng này", vị khách nói.Trong phần bình luận, một số người cho biết đã gặp tình trạng tương tự. "Mình cũng từng bị, đặt phòng ở Bùi Viện (TP.HCM) cho bạn mà đến nơi khách sạn báo hết phòng, không nhận được thông báo từ ứng dụng", tài khoản Kim Thêu bình luận.Nhiều người khác cho biết, không chỉ ví điện tử, họ còn gặp tình trạng tương tự trên nhiều nền tảng đặt phòng online phổ biến. Người dùng tên Bảo Liên kể từng đặt phòng khách sạn ở Nha Trang nhưng khi lên đến nơi, lễ tân nói không liên kết với nền tảng nên không biết. Sau đó nhân viên khách sạn nói khách hủy online để đặt trực tiếp.Còn trong chuyến du lịch Vũng Tàu, sau khi đặt phòng đẹp trên Booking, khi đến nơi khách sạn chỉ bàn giao phòng nhỏ. Sau khi liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng, nền tảng đã hoàn tiền cho khách. "Nhiều khi khách sạn không muốn mình đặt qua ứng dụng để không mất phí. Lỗi này của ứng dụng 1 thì của khách sạn 10", Bảo Liên bình luận.Theo những người có kinh nghiệm lâu năm, giá trên các nền tảng, ứng dụng đặt phòng online đôi khi không sát với thực tế, đặc biệt trong những dịp cao điểm du lịch. Việc nền tảng để giá quá thấp so với thực tế để thu hút khách hàng khiến đơn vị lưu trú bị thiệt, dẫn đến việc không bàn giao phòng như trên đơn hàng đã thanh toán. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng các đối tượng xấu đã lợi dụng lỗ hổng của nền tảng, mạo danh khách sạn đăng thông tin để trục lợi. Trước đó, nhiều người còn bị lừa mất hàng trăm triệu đồng khi đặt phải "khách sạn ảo". Kẻ gian đã giả mạo các trang thông tin của khách sạn lớn, thu tiền khách hàng rồi chặn liên lạc, không cung cấp dịch vụ.Để tránh tiền mất tật mang, du khách có thể đặt phòng trực tiếp thông qua các kênh liên lạc của cơ sở lưu trú. Trong trường hợp đặt phòng qua bên thứ ba như các ứng dụng du lịch hay ví điện tử, khách hàng nên chọn những đơn vị uy tín và gọi điện xác nhận với khách sạn trước chuyến đi.Tuy nhiên, trong những mùa du lịch cao điểm, vẫn xảy ra tình trạng khách đặt phòng qua ứng dụng nhưng khách sạn không nhận hoặc đột ngột bị hủy sát giờ khiến nhiều người bức xúc. Cơ quan chức năng khuyến cáo, khi gặp những trường hợp tương tự, du khách có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm hỗ trợ du khách hoặc đường dây nóng của địa phương để phản ánh và được hỗ trợ kịp thời.
Xa Thi Mạn kể chuyện bị xúc phạm, xem thường khi mới vào nghề
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.